Phân biệt các loại chuông đồng được dùng trong chùa chiền

Phân biệt các loại chuông đồng được dùng trong chùa chiền

16:34 - 25/08/2018

Chuông đồng có ý nghĩa to lớn với chúng ta, Tiếng chuông chùa giúp mọi người cảm thấy được thức tỉnh sau cơn mộng mị, thoát khỏi những suy nghĩ chưa thấu đáo. Vậy có bao nhiêu loại chuông đồng được sử dụng trong chùa? Hãy cùng Tâm Phát tìm hiểu nhé!

Tại sao tượng Tam đa bằng đồng mạ vàng được đánh giá cao về phong thủy?
Nghệ thuật bài trí tượng đồng Tam đa cao 40cm, 60cm mạ vàng thu hút vận may
Tại sao tranh đồng mừng thọ lại là món quà ý nghĩa cho bậc cao niên?
Giải mã những họa tiết kinh điển trong tranh đồng mừng thọ ông bà
Tranh đồng mừng thọ - một nét đẹp văn hóa đầu xuân

Phân biệt các loại chuông đồng được dùng trong chùa chiền

 

Nói đến đời sống tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam thì chúng ta không thể bỏ qua hệ thống chùa chiền. Các công trình tâm linh này là nơi con người thường lui đến khi cần sự an nhiên trong tâm hồn. Tiếng chuông chùa giúp mọi người cảm thấy được thức tỉnh sau cơn mộng mị, thoát khỏi những suy nghĩ chưa thấu đáo. Cùng với âm thanh ấy, con người thể hiện lòng thành tâm với Đức Phật. Vậy có bao nhiêu loại chuông đồng được sử dụng trong chùa? Đặc điểm và chức năng của chúng là gì?

Chuông Đại Hồng

phan-biet-cac-loai-chuong-dong-duoc-dung-trong-chua-chien-1

Chuông Đại Hồng được khắc các bài kệ.

Có thể thấy đặc điểm cơ bản của loại chuông này là có kích thước lớn. Ngoài cái tên Đại Hồng chung, nó còn được gọi là chuông u minh. Điều này liên quan đến thời điểm đánh chuông.  “U minh” ở đây nghĩa là “sáng - tối”, “âm -dương”. Quả thực như vậy, tiếng chuông Đại Hồng luôn được vang lên vào khoảng 6h30 đến 7h tối và từ 3h30 đến 4h sáng. Các mốc thời gian trên báo hiệu thời công phu sáng và giờ kinh Tịnh độ chuẩn bị bắt đầu. Như vậy, tiếng chuông chính là một hiệu lệnh, nhắc nhở về giờ giấc sinh hoạt. Nó cũng là nguồn động lực giúp con người tinh tấn tu hành để sớm ngày vượt qua bể khổ, thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Chuông đồng Tâm Phát tiêu biểu là Đại Hồng chung,  gắn với 108 tiếng tượng trưng cho 108 phiền não căn bản. Đó là lời khuyên nhủ chúng sinh buông bỏ những phiền não, u sầu. Trên chuông thường được chạm khắc bài kệ với câu nói nổi tiếng: “Văn chung thanh phiền não khinh”, tức nghe tiếng chuông phiền não vơi đi, tâm trí trở nên thanh thản hơn.

Chuông Báo Chúng

Khi quan sát, bạn sẽ thấy Báo Chúng chung có diện mạo giống như Đại Hồng chung. Tuy nhiên, kích thước của chuông này nhỏ hơn, thường là bằng 1/2 chuông Đại Hồng. Chính vì vậy, nó còn có tên gọi là bán chung hoặc chuông Tăng đường, ý chỉ chuông nhỏ, một người có thể xách lên được.

phan-biet-cac-loai-chuong-dong-duoc-dung-trong-chua-chien-2

Chuông Báo Chúng với hình thức nhỏ gọn.

Báo Chúng  chung được bài trí ở trai đường. Khi hồi chuông này ngân vang thì người xuất gia tư hành biết rằng sắp đến giờ thọ trai, giờ chấp tác, giờ bái sám nơi tự viện hoặc họp đại chúng. Nhìn chung, chuông Báo Chúng được ứng dụng phổ biến trong các buổi pháp hội. Do đó, người ta còn đặt tên khác cho nó là hành lễ chung.

Chuông Gia Trì

phan-biet-cac-loai-chuong-dong-duoc-dung-trong-chua-chien-3

Vật dụng không thể thiếu khi tụng niệm.

Khác với hai loại chuông đồng ở trên, Gia Trì chung có diện mạo đơn giản hơn. Nó là pháp khí quen thuộc trong các buổi lễ tụng niệm. Ở đây, tiếng chuông giữ vai trò điều khiển buổi lễ tụng kinh, bái sám; giúp mọi việc diễn ra nhịp nhàng theo đúng trình tự. Thêm vào đó, những người tham gia buổi lễ có thể hòa hợp và đạt trạng thái nhất tâm. Tiếng chuông vang lên trước khi tụng kinh hoặc thông báo mọi người đoạn kinh đang tụng/câu niệm Phật sắp sửa kết thúc.

Bên cạnh đó, chuông Gia Trì cũng được đánh khi lạy Phật một mình. Loại chuông này đa dạng về kích thước nhưng chuông nhỏ thường được các Phật tử sử dụng tại gia.

Tâm Phát nhận đúc chuông đồng với các thể loại, kích thước, màu sắc khác nhau!

Thông tin liên hệ:

Cơ sở Đúc Đồng Mỹ Nghệ Tâm Phát

Cơ sở 1: số 8 - đường 57 - Thị Trấn Lâm - Ý Yên - Nam Định

Cơ sở 2 : số 8 b1 - Đường Nguyễn Cảnh Dị - Đại Kim - Hoàng Mai - HN

Website: http://ducdongtamphat.vn

Emai: ducdongtamphat@gmail.com

Hotline/zalo: 0987.387.487