Chuông đồng

Chuông đồng

15:42 - 28/08/2018

Mua linh vật trâu vàng ở đâu uy tín và chất lượng nhất?
Tâm Phát Gold Luxury chào mừng ngày Doanh Nhân Việt Nam với ưu đãi hấp dẫn tại Hanoi Gift Show 2020!
Quy Trình dát Vàng Tượng Phật tại chùa để Trường Tồn theo thời gian
Quy trình đúc tượng đồng Bác Hồ tại Cơ sở Đúc đồng Tâm Phát
Đại hỷ: Lễ tắm tượng Phật và tượng Bác Hồ tại chùa Cao Linh - Hải Phòng..!

Từ xa xưa cho đến nay, khi Phật giáo được hình thành và trở thành nền văn hóa tôn giáo lớn nhất của Việt Nam, nhắc đến các ngôi chùa cổ kính là nhắc đến hình ảnh chiếc chuông đồng và các bức tượng Phật thiêng liêng, tôn kính. Tiếng  chuông đồng vốn đã  trở thành hiệu lệnh trong các chùa chiền, làm thước đo thời gian để các tăng ni tuân thủ giờ giấc. Trong khung cảnh tĩnh mịch của các ngôi chùa cổ kính, tiếng chuông đồng khiến tâm hồn người ta trở lên khoáng đạt thanh tịnh, bớt mọi phiền ưu và còn góp phần làm tăng thêm sự uy nghi của ngôi chùa.

Truyền thuyết và lịch sử của chuông đồng

Theo truyền thống Ấn giáo, chuông được sử dụng trong các nghi lễ (Puja) để xua đuổi tà ma hay triệu tập các vị thần linh ban phước lành cho họ và Chuông cũng được xem như là một biểu tượng của sự sáng tạo không ngừng nghỉ.

Một truyền thuyết khác kể rằng nguồn gốc của các nghi thức sử dụng chuông đồng và chùy kim cương (tiếng Phạn: वज्र – vajra) đã tìm thấy trong các những huyền thoại nói về nữ thần Durga, người lúc vừa mới chào đời đã được Indra (Devanagari: इन्द्र là vua của các vị thần trong những truyền thuyết Vệ Đà của Ấn Độ cổ) tặng cho Kim Cương chử và một cái chuông thường treo trên chiếc ngà con voi Airavata của ông ta.

Trong Phật giáo chuông đồng cổ được là biểu trưng cho trí tuệ và là những âm cụ tán tụng dùng cho các sự kiện đặc biệt như đám cưới và đám tang hay những dịp lễ lớn trong các chùa.

Ở Trung Hoa, thời xưa trong các chùa chiền người ta phân Chung hay Chuông ra thành hai loại và mỗi loại đều có những tên gọi khác nhau như : Phạn chung và Hoán chung.

chuông  đồng

Chuông đồng

>>>>>>>> Xem thêm: Cơ sở đúc chuông đồng

Phân loại chuông và cách sử dụng của chuông đồng

Có 3 loại chuông thường dùng trong các tự viện là Đại Hồng chung; Báo Chúng chung; Gia Trì chung tùy thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau.

Đại Hồng chung là loại chuông đồng lớn. Chuông này có tên gọi khác là chuông u minh, thường đánh vào buổi tối từ 18h30 đến 19h (trước giờ kinh Tịnh độ).

Cách sử dụng: Buổi sáng thường là từ 3h30 đến 4h(trước thời công phu sáng). Đánh vào lúc đầu buổi tối có ý là nhắc nhở cơn vô thường nhanh chóng cho mọi người và đánh vào lúc sáng sớm là có ý thức tỉnh mọi người tinh tấn tu hành để chóng vượt ra ngoài vòng tối tăm đau khổ.

Đây là loại chuông đồng phổ biến và quan trọng nhất trong đời sống phật giáo tại đa số các ngôi chùa lớn ở Việt Nam.

Chuông đồng

Bảo Chúng chung và Gia Trì chung là tên của hai loại chuông nhỏ, thường được treo ở trai đường, chủ yếu sử dụng khi làm lễ tụng niệm,tiếng chuông là hiệu lệnh cần thiết để bắt đầu một buổi lễ nhịp nhàng trình tự, giúp mọi người tham gia buổi lễ hòa hợp thanh tịnh và hướng đến nhất tâm.

Cách sử dụng: Thường dùng để báo tin cho Tăng chúng biết vào những lúc họp đại chúng, thọ trai, giờ chấp tác, giờ bái sám trong các tự viện.

Cơ sở mua chuông đồng tốt nhất

Cơ sở Tâm Phát với sự đa dạng chủng loại về mẫu mã và giá cả, tự tin là một trong những thương hiệu uy tín và được tin dùng nhất hiện nay trong lĩnh vực đồ thờ cúng, chuông chùa. Về các chủng loại chuông đồng, cơ sở mỹ nghệ tâm Phát với thương hiệu làng nghề hơn 900 năm kinh nghiệm, chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu của quý khách trên khắp mọi miền tổ quốc.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

 

Cơ sở Đúc Đồng Mỹ Nghệ Tâm Phát

Cơ sở 1: số 8 - đường 57 - Thị Trấn Lâm - Ý Yên - Nam Định

Cơ sở 2 : số 8 b1 - Đường Nguyễn Cảnh Dị - Đại Kim - Hoàng Mai - HN

Website: http://ducdongtamphat.vn

Emai: ducdongtamphat@gmail.com

Hotline/zalo: 0987.387.487